Một số bệnh thường gặp trên gà

1. Bệnh Marek

a. Triệu chứng bệnh

Liệt chân và cánh, giai doạn đầu có thể thấy xã cánh, chân đi tập tễnh. 3 ngón chân chụp lại với nhau. Sau nặng dẫn tới liệt (do viêm dây thần kinh vận động).

Gà có hiện tượng hô hấp khó khăn.

Gà chết có xác chết khô, gầy. Tư thế chết một chân duỗi thẳng về phía trước, một chân duỗi vè phía sau, lòng bàn chân hướng lên trên.

Mắt có phản xạ kém, nặng có thể dẫn tới mù mắt.

Khi mổ khám gà bị bệnh marek ta dễ nhận thấy các khối u màu trắng sám nổi rõ trên các cơ quan như gan, tim, phổi . . các u này luôn nổi dõ viền chân giới hạn . 

b. Cách phòng tránh và điều trị
– Bệnh marek là bệnh do virut gây ra nên không có thuốc diều trị đặc hiệu.
– Chủ yếu là phòng bệnh.
– Sử dụng các biện pháp tiêu độc khử trùng đúng quy trình, có bước để trống chuồng sau mỗi lứa nuôi.
– Cần sử dụng vac xin mareck được bảo quản tốt trong vòng 24h đầu sau khi gà ấp nở.
– Vac xin marek có rất nhiều loại nhưng vaccine ni tơ lỏng đang được sử dụng rộng dãi và có hiệu quả cao.
2. Bệnh hô hấp mãn tính (bệnh hen)
a. Đường lây lan và triệu chứng bệnh
Bệnh lây lan chủ yếu qua đường hô hấp từ gà bệnh sang gà khỏe.
Bệnh có thể truyền từ mẹ sang con qua trứng.
Gà con ủ rũ, xù lông, kém ăn, gầy.
Chảy nước mũi, hay vẩy mỏ, gà ho, khó thở, hen nhiều về ban đêm.
Mặt sưng do viêm xoang. Gà lớn giảm đẻ, gầy.
Bệnh thông thường không làm chết gà, ở thể mãn tính làm giảm tăng trọng tiêu tốn thức ăn cao ở gà dò.

Gà ho và thở khò khè, ủ rũ

Khí quản nhiều dịch nhầy

Túi khí đục và nhiều bọt

Gà ho và thở khò khè, ủ rũ

b. Cách phòng tránh và điều trị
Xử lý các triệu trứng cấp thiết như hạ sốt, long đờm . . .
Xử lý các nguyên nhân chính. Có thể phòng lại bằng vacxin ( trường hợp ghép virut), hoặc có thể dùng kết hợp kháng sinh (trong trường hợp ghép vi khuẩn) chú ý tới sức khỏe đàn gà. Có thể dùng bổ gan thận kết hợp thuốc bổ trước khi xử lý nguyên nhân nếu đàn gà yếu.
Sau đó sử dụng các biện pháp hồi phục sức khỏe đàn gà.
3. Bệnh cầu trùng
a. Triệu chứng bệnh
Triệu chứng: Gà ủ rũ, xù lông, chậm chạp, phân đỏ hoặc sáp nhiều khi có máu tươi. Gà đẻ vỏ trứng mỏng, tỷ lệ đẻ giảm.
Gà mắc bệnh ít chết, mổ khám thấy tá tràng dầy, xưng phù xung huyết đỏ gà ỉa chảy lầy nhầy, gầy còm, ốm yếu, bệnh tích viêm manh tràng, trực tràng.

Bệnh cầu trùng manh tràng

Bệnh cầu trùng ruột non

b. Cách phòng tránh và điều trị
Phòng bệnh bằng thuốc: Dùng thuốc trộn vào thức ăn hoặc nước uống để khống chế bệnh
Phòng bệnh bằng biện pháp vệ sinh chuồng trại:
– Định kỳ vệ sinh chuồng trại bằng các loại thuốc khử trùng, lớp độn nền chuồng phải luôn luôn khô ráo và được thay thường xuyên.
– Chuồng thông thoáng không bị lạnh hoặc quá nóng.
4. Bệnh Newcastle (dịch tả)
a. Triệu chứng bệnh
Bệnh lây lan trực tiếp qua tiếp xúc như qua người, chuột, chim trời mang virus. Qua không khí, qua thức ăn, nước uống, từ gà bệnh sang gà khỏe với tốc độ lây lan rất nhanh.
Gà sốt cao, ủ rũ, giảm ăn nhưng uống nước nhiều. Kèm với sốt cao là hiện tượng khó thở, ho, hắt hơi, sổ mũi.
Kiểm tra mào và yếm sẽ thấy tím bầm, ở mũi chảy ra chất nhầy.
Gà bị rối loạn tiêu hóa nên ăn không tiêu, trướng diều, khi dốc ngược gà lên sẽ thấy có nước mùi chua khắm chảy ra do thức ăn lên men.
Vài ngày sau từ khi phát bệnh gà bị tiêu chảy phân trắng xanh, trắng xám hoặc nâu sẫm. Xuất huyết niêm mạc hậu môn những tia đỏ.

b. Cách phòng tránh và điều trị
Sử dụng vacxin phòng bệnh.
Thường xuyên vệ sinh chuồng trại, phun thuốc sát trùng định kỳ trong khu chăn nuôi và bên ngoài khu chăn nuôi.
Bổ sung các chất điện giải, Vitamin B,C. Pha vào nước cho gà uống.
Tiêm kháng thể.
5. Bệnh Gumboro
a. Triệu chứng bệnh
– Ủ rũ, giảm ăn, lông xù, run rẩy tụ lại thành từng đám.
– Tự mình quay lại cắn vào hậu môn.
– Tiêu chảy phân trắng có bọt, nhiều trường hợp có lẫn cả máu.

b. Cách phòng tránh và điều trị
– Bệnh do viruts gây ra nên không có thuốc điều trị đặc hiệu.
– Cần phát hiện gà bệnh càng sớm càng tốt và chẩn đoán chính sác bệnh Gumboro.
– Việc đầu tiên khi sử lý bệnh Gumboro là không sử dụng kháng sinh.
– Nên sử dụng các biện pháp bổ sung tích cực các chất điện giải, đường, vitamin, hạ sốt cho gà.
6. Bệnh Tụ huyết trùng.
a. Triệu chứng bệnh
Thể quá cấp tính
Gà chết đột ngột , mào tím tái, đi lại chậm chạp, liệt chân, liệt cánh, phân trắng loãng hoặc trắng xanh hoặc có máu tươi, khó thở, chảy nước mũi, nước miếng.
Thể cấp tính
Xảy ra phổ biến, gà bị sốt cao từ 40-42 độ C
Gà ủ rũ, lông xù, bỏ ăn và đi lại chậm chạp
Mũi, miệng chảy ra nước nhớt có bọt lẫn máu đỏ sẫm, gà có thể đi ỉa phân lỏng màu nâu socola
Mào, yếm tím bầm do tụ máu và bị chết do ngạt thở

b. Cách phòng tránh và điều trị
Chuồng trại phải thông thoáng, sạch sẽ, thức ăn đầy đủ dưỡng chất và vitamin, nước cung cấp phải sạch, không để con vật quá nóng hoặc lạnh. Thực hiện chặt chẽ nội qui về an toàn và vệ sinh thú y trong chăn nuôi, con người, dụng cụ trang thiết bị khi tiếp xúc với gia cầm phải bảo đảm an toàn dịch bệnh. Không nuôi các vật khác loài cùng trại.
Chủ động phòng bệnh bằng vacxin cho gia cầm, đặc biệt trước các thời điểm chuyển mùa.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *